Trong một tài liệu được công bố vào tuần trước, Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết các ngành cốt lõi của nền kinh tế kỹ thuật số sẽ chiếm 10% GDP vào năm 2025, tăng từ mức 7,8% vào năm 2020. Năm 2020, Trung Quốc đã đẩy mạnh nghiên cứu lĩnh vực Công nghệ mũi nhọn (Frontier Technology) và hướng tới mục tiêu tự cung tự cấp.
Theo báo cáo mới nhất của Quốc vụ viện Trung Quốc, các mục tiêu cụ thể đã được vạch ra trong vài năm tới. Trung Quốc đặt mục tiêu doanh số bán lẻ trực tuyến toàn quốc tăng từ 11,76 nghìn tỷ nhân dân tệ (NDT) vào năm 2020 lên 17 nghìn tỷ NDT vào năm 2025. Dự kiến, ngành phần mềm và công nghệ thông tin sẽ tăng từ 8,16 nghìn tỷ NDT vào năm 2020 lên 14 nghìn tỷ NDT vào năm 2025.
Tăng cường tốc độ và kết nối Internet là một phần chiến lược của Trung Quốc nhằm thúc đẩy tỷ trọng GDP của nền kinh tế kỹ thuật số. Trung Quốc dự đoán người dùng băng thông rộng Gigabit có tốc độ kết nối Internet nhanh nhất hiện nay sẽ tăng từ 6,4 triệu người vào năm 2020 lên 60 triệu người vào năm 2025.
Trung Quốc dự kiến sẽ thúc đẩy việc triển khai thương mại và ứng dụng 5G trên quy mô lớn, hứa hẹn tốc độ siêu nhanh. Đồng thời, Bắc Kinh cũng đưa ra tham vọng về 6G. Trung Quốc có kế hoạch tăng cường hỗ trợ cho nghiên cứu phát triển và tham gia vào việc tạo ra các tiêu chuẩn quốc tế cho 6G. Nước này đã bắt đầu đặt nền móng cho 6G từ năm 2019.
Cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng đặt mục tiêu đóng vai trò lớn hơn trong việc định hình các tiêu chuẩn công nghệ trên toàn thế giới, một động thái mà các nhà phân tích cho rằng có thể góp phần tăng sức mạnh mà Bắc Kinh đang nắm giữ từ lĩnh vực từ Internet di động và AI.
Kế hoạch của Trung Quốc cũng tiếp tục các chủ đề về khả năng tự cung tự cấp trong các lĩnh vực như chất bán dẫn hay các lĩnh vực khác như điện toán đám mây, xây dựng trung tâm dữ liệu và thương mại điện tử xuyên biên giới.
Bắc Kinh cam kết tiếp tục giám sát quy định đối với lĩnh vực công nghệ trong nước. Trong năm qua, Trung Quốc đã thắt chặt quy định đối với các công ty Internet và đưa ra luật mới trong các lĩnh vực như chống độc quyền và bảo vệ dữ liệu.
Quốc vụ viện Trung Quốc sẽ tìm hiểu việc thiết lập các phương pháp quản trị phù hợp với sự phát triển bền vững và lành mạnh của nền kinh tế kỹ thuật số. Bắc Kinh cũng cho biết sẽ làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan chức năng.
Hương Dung(Theo CNBC)
Trong khi rất nhiều quốc gia vẫn còn ‘loay hoay’ với 5G, một số nước như Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia ở châu Âu đã nhanh chóng tham gia vào cuộc đua 6G.
" alt=""/>Trung Quốc tham vọng đón đầu công nghệ với 6G và Big DataMột phụ nữ đang phân loại hàng hóa trước cửa nhà bất ngờ bị một ô tô mất lái trong lúc lùi lao vọt tới.
" alt=""/>Tay không khuất phục rắn độc 'khổng lồ'Elon Musk không nhận bất kỳ mức lương cơ bản hoặc tiền thưởng nào từ Tesla. Thay vào đó, tỷ phú nhận được các quyền chọn mua cổ phiếu nếu công ty đạt được các mục tiêu tài chính và giá trị thị trường nhất định. Năm 2018, Elon Musk được trao quyền chọn 101 triệu cổ phiếu với giá ưu đãi 70,01 USD/cổ phiếu, phân phối thành 12 đợt bằng nhau với 8,4 triệu cổ phiếu mỗi lần.
Tesla đã đạt được 7 mục tiêu tài chính tính đến nay, với hai mục tiêu đạt được vào năm 2019, hai mục tiêu khác vào năm 2020 và ba mục tiêu trong chín tháng đầu năm 2021, điều đó đồng nghĩa với việc Elon Musk đã nhận được 59 triệu trong số 101 triệu cổ phiếu được trao quyền. Các nhà phân tích kỳ vọng Tesla sẽ đạt được thêm 5 mục tiêu tài chính trong năm nay để Musk có thể nhận được số cổ phiếu còn lại.
Cổ phiếu Tesla vào ngày 24/1 tăng lên tới 930 USD, có nghĩa là mỗi đợt quyền chọn của Musk sẽ trị giá 7,3 tỷ USD và cả 5 đợt sẽ có tổng giá trị 36,3 tỷ USD.
Tuy nhiên, Musk sẽ không phải trả thuế cho các quyền chọn nhận được trong 12 tháng tới trong khoảng 5 năm. Tỷ phú sẽ chỉ phải trả thuế nếu mua thêm cổ phiếu, khi các tùy chọn sắp hết hạn. Năm ngoái Musk đã thực hiện 22,9 triệu quyền chọn sẽ hết hạn vào tháng 8 năm 2022 và chịu mức thuế kỷ lục 11 tỷ USD.
Các tùy chọn mới nhất này sẽ hết hạn cho đến tháng 1 năm 2028, đồng nghĩa với việc tỷ phú có thể sẽ không thực hiện thêm quyền chọn đến năm 2027. Ông Musk vẫn chưa phải trả thuế cho 59 triệu tùy chọn từ gói thưởng năm 2018, dự kiến cũng sẽ không phải trả thuế cho bất kỳ lựa chọn nào trong số 42 triệu tùy chọn bổ sung nhận được trong suốt 12 tháng tới, bất kể chúng có giá trị bao nhiêu.
Vấn đề lớn nhất đối với Elon Musk trong thời điểm hiện tại là cổ phiếu Tesla đang có một năm không mấy suôn sẻ. Các nhà đầu tư ngày càng lo lắng về sự rủi ro của các cổ phiếu công nghệ, đặc biệt là trong bối cảnh Mỹ đang thực hiện các chính sách như tăng lãi suất, giảm kích thích kinh tế để ngăn chặn lạm phát.
Bên cạnh đó, Tesla được cho là có giá trị cao hơn 10 nhà sản xuất xe lớn trên thế giới gộp lại dù doanh số bán hàng ít hơn. Điều đó làm cho nhiều người nghi ngờ về định giá cổ phiếu của công ty.
Vào 24/1, cổ phiếu Tesla đã có thời điểm giảm tới 10% trong ngày. Nhưng nó đã phục hồi trở lại, chỉ giảm 1,5% khi đóng cửa, khiến Elon Musk mất 3,3 tỷ USD. Nhiều nhà phân tích coi sự trượt giá gần đây của cổ phiếu Tesla là một bước thụt lùi tạm thời. Năm 2021, cổ phiếu Tesla giảm mạnh vào đầu năm nhưng đã đảo ngược tình thế tăng 50% vào cuối năm.
Theo nhà phân tích công nghệ Dan Ives của Wedbush Securities, đợt bán tháo cổ phiếu Tesla gần đây giảm 25% kể từ mức cao kỷ lục vào đầu tháng 11, điều này khiến các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến báo cáo tài chính của Tesla sắp tới. Họ muốn biết về kế hoạch sản xuất cũng như phương án để ứng phó với các đối thủ cạnh tranh khi hãng sắp tung ra dòng xe bán tải mới.
Doanh thu của Tesla trong báo cáo tài chính sẽ là “chiếc phao cứu sinh” cho cổ phiếu của hãng xe điện lớn nhất thế giới này.
Hương Dung(Theo CNN)
Công ty Neuralink của tỷ phú Elon Musk đang tìm Giám đốc thử nghiệm lâm sàng, một dấu hiệu cho thấy công nghệ cấy ghép chip vào não có thể sắp được thử nghiệm trên người.
" alt=""/>Tỷ phú Elon Musk sẽ còn giàu hơn hiện tại